Tin tức mới cập nhật

CÔNG VIỆC THƯỜNG NGÀY CỦA MỘT MARKETER THỰC THỤ

By Blog

Marketing là một phần không thể thiếu trong kinh doanh, mục tiêu cao nhất mà hoạt động Marketing hướng tới đó là trở thành chiếc cầu nối nhanh chóng và vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng. Chính vì thế mà những nhà Marketer là người có chiến lược, có tầm nhìn xa và năng lực dự đoán chuẩn xác.
Một ngày điển hình của một Marketer thường bắt đầu lúc 8 giờ sáng đến 6 giờ tối khi họ rời công ty. Nhưng sau giờ làm, Marketer còn thường xuyên được “tặng” thêm vài tiếng “đi khách” hay ngồi nhà trả lời email, viết nội dung. Và thỉnh thoảng trong những ngày bận bịu dự án thì việc ngồi dính lấy văn phòng đến đêm là chuyện vô cùng bình thường. Vậy chính xác họ đang làm những việc gì? Cùng Simple Jobs khám phá một ngày bình thường của một Marketer nhé!
/

1. Đặt mục tiêu và lên kế hoạch

  • Marketer bắt đầu một ngày bằng việc gạch đầu dòng mục tiêu và bản kế hoạch. Ngoài những mục tiêu về đầu việc phải hoàn thiện trong ngày, họ phải nghĩ về cột mốc chiến lược mà họ đang phụ trách. Dù là loại mục tiêu nào thì Marketer cũng phải giữ vững tính khả thi mà không đánh mất đi “độ lớn lao” của chúng nếu muốn cán đích thành công.
  • Để bảo toàn tính thực tế của mục tiêu, bạn phải dành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu và đánh giá tầm cỡ, cũng như mức độ phát triển của công ty. Lời khuyên là hãy bắt đầu đề ra một mục tiêu lớn trước rồi đi sâu vào những mục tiêu phụ nhỏ hơn. Thường một bản kế hoạch sẽ bao gồm 1-2 mục tiêu chính và 3-5 mục tiêu phụ trợ.

2. Theo dõi đối thủ

  • Các trang web hay mạng xã hội của đối thủ luôn là nguồn tài nguyên quý giá có thể tận dụng. Trên đó, bạn có thể tìm thấy thông tin về sản phẩm, những bước tiếp cận khách hàng của họ hay những thông tin tuyển dụng. Vậy nên, hãy theo dõi đối thủ hằng ngày, cập nhật thường xuyên những thông tin họ tung ra thị trường.
  • Một nguồn khác đến từ chính khách hàng tiềm năng của bạn. Dẫu có khác nhau về phương châm hoạt động thì bạn và đối thủ vẫn cùng chung một đích: chiếm lấy tâm trí khh hàng. Hãy bắt đầu tiến hành các cuộc khảo sát khách hàng về mức độ hài lòng của họ. Bạn có thể hỏi về những lý do họ chọn bạn thay vì đối thủ abc nào đó, ý kiến về sản phẩm và những đánh giá chung của họ về thị trường.
  • Ngoài ra, các nhà cung ứng và phân phối còn có thể cho bạn những thông tin quý giá về thị trường hơn ai hết. Họ chính là những người làm việc trực tiếp với cả đối thủ và khách hàng của bạn. Nhờ họ, bạn có thể nắm được phần nào những chiến lược phân phối của đối thủ.

3. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

  • Khách hàng mục tiêu là một trong những đối tượng cần theo dõi khẩn cấp của Marketer. Nhưng trước hết bạn cần phải xét xem khách hàng bạn muốn nhắm đến là những ai. Và một trong những vũ khí tối thượng của marketer là Consumer Portrait, bức chân dung toàn diện và chi tiết về đối tượng khách hàng lý tưởng với nhãn hàng của bạn. Tùy vào những nhóm ngành và tính chất sản phẩm, chúng sẽ bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, insight và hành vi mua sắm của họ.
  • Bạn hãy bắt đầu mở cuộc “điều tra” rộng rãi với nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Họ có thể là khách hàng hiện tại của bạn, những khách hàng tiềm năng và Lead miễn phù hợp với các tiêu chí sản phẩm hay cộng đồng mạng xã hội, forum,…. Hãy tìm kiếm thông tin về họ qua những kênh online và offline như subscriber, pageviews, hành vi của những khách hàng in-store và qua các kênh hotline,…
  • Từ những dữ liệu đã có, giờ phải ngồi xuống để phân tích và phân loại các nhóm đối tượng. Bạn cũng có thể tìm ra điểm chung của hàng trăm người đến với bạn, biết được lý do họ quyết định đến với bạn và mua hàng. Quan trọng là hãy xác định thành phần khách hàng lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

4. Thu thập và phân tích dữ liệu

  • Đặc điểm nhận dạng mà bạn có thể tìm thấy được ở một marketer đó là cuồng dữ liệu. Họ bắt đầu một công việc và đưa ra các quyết định đều dựa trên các dữ liệu thu thập được từ công cuộc nghiên cứu. Hay nói cách khác, họ “ăn ngủ” với con số.
  • Do vậy, một marketer đích thực phải sở hữu những năng lực sở trường về số: thu thập, phân tích và đánh giá. Các dữ liệu có được từ các cuộc khảo sát hay nghiên cứu thị trường đều được chuyển về tay marketer. Từ đây họ sẽ sử dụng các công cụ chuyên dụng phân tích để viết báo cáo và giám sát dữ liệu. Các công cụ như Google adwords, google analytics,… được coi như vũ khí đắc lực của các marketer.
  • Một số con số biết nói mà marketer không thể không nghe là CPM (Cost per Mile), các thông số liên quan đến website và mạng xã hội như traffic, bounce rate, page view, visitor,…

5.  Lắng nghe phản hồi từ các kênh truyền thông

  • Các kênh truyền thông chính là cánh cửa để bạn giao tiếp với thị trường bên ngoài. Vì vậy những phản hồi qua đó luôn mang những giá trị thực tế trong việc cải thiện và nâng cấp chiến lược của bạn. Các kênh truyền thông xã hội chính là một cuộc đối thoại hai chiều với khách hàng, bên cạnh đối thoại đơn chiều như tiếp thị kĩ thuật số truyền thống.
  • Qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Linkedin,… bạn có thể trực tiếp lắng nghe những ý kiến và phản hồi từ chính khách hàng của mình. Từ đó, bạn có thể đẩy mạnh tương tác giao tiếp theo nhiều cách, thúc đẩy người tiêu dùng chia sẻ nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
    Có một số công cụ giúp bạn nhanh chóng cập nhật những phản hồi từ khách hàng trên mạng xã hội như Sparkcentral, Sprout Social, Intercom,…. Chúng là những công cụ giúp bạn tổng hợp ý kiến khách hàng và đưa ra những lời giải đáp tức thì. 

6. Sáng tạo những nội dung tuyệt vời

  • Ngỡ cứ tưởng kẻ làm Marketing chỉ tôn thờ số má khô khan, vậy mà họ cũng biết tạo nội dung. Nhưng đừng lầm rằng những kẻ cuồng dữ liệu đó sáng tạo chỉ nhờ khiếu tưởng tượng. Họ tạo ra những nội dung nhờ số. Dựa vào số họ mới biết nội dung cần có gì để đánh chiếm trái tim khách hàng.
  • Những nội dung đó có thể là mẩu post mạng xã hội vài chục chữ nhưng cũng có thể là cả newsletter hay bài blog vài nghìn từ. Cái chính không phải là độ dài hay văn hay chữ tốt mà chính là độ hiệu quả theo từng dạng nội dung.
  • Vậy tìm đâu ra một ý tưởng sáng tạo mà lại thực sự hiệu quả? Một trong chiêu phổ biến chính là bắt kịp trào lưu thị trường. Bạn có thể bắt đầu bằng cách “dạo” một vòng qua các trang mạng xã hội và tin tức trên truyền thông để cập nhật xu hướng. Hoặc tiến hành các cuộc nghiên cứu, giao lưu cũng là ý kiến hay để tìm ra insight “độc” và quý giá.

6 nhiệm vụ trong một ngày 24 tiếng xoay quanh mục tiêu, chiến lược, nghiên cứu, số liệu và nội dung. Vậy nên, nếu bạn nằm trong số những hoài bão trẻ muốn dấn thân, hãy tập cho mình những thói quen của một Marketer thực thụ. Cách tốt nhất là rèn luyện tư duy và nghiệp vụ marketing cho thật cứng để “vững chân chạy”!

 >> Đón đọc các bài viết cùng chuyên mục tại đây.

Tìm kiếm các cơ hội việc làm Marketing tại đây.

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

    Upload hồ sơ: Hỗ trợ định dạng *.doc, *.docx, *.pdf và không quá 3MB

    Cùng chuyên mục

    31

    Th8

    NHỮNG ĐẦU SÁCH MÀ BẤT CỨ AI LÀM MARKETING CŨNG CẦN PHẢI ĐỌC

    Marketing đang là lĩnh vực ngày càng hot với vô vàn cơ hội tiếp cận dành cho các bạn trẻ. Thế nhưng, cơ hội càng nhiều lại càng khó lựa chọn, càng dễ dàng lại càng khó nắm bắt. Marketing trở thành một lĩnh vực tưởng rằng “ai cũng biết”, nhưng để bắt đầu từ […]

    02

    Th8

    BẠN CẦN NHỮNG YẾU TỐ NÀO ĐỂ CÓ THỂ LÀM TRÁI NGÀNH?

    Làm trái ngành không phải là vấn đề quá xa lạ hiện nay. Lý do để các bạn trẻ lựa chọn làm việc trái ngành là nhiều vô số kể. Nhưng liệu đã có ai từng đặt ra câu hỏi: cần trang bị những yếu tố nào mới có thể làm trái ngành? Hôm nay […]

    02

    Th8

    7 TUYỆT CHIÊU PHỎNG VẤN XIN VIỆC CHO NHỮNG “TẤM CHIẾU MỚI”

    Phỏng vấn xin việc vốn là một bài kiểm tra mà bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua một vài lần trong đời. Hơn nữa, đối với các sinh viên mới ra trường thì các cuộc phỏng vấn cũng chính là một bước ngoặt mở ra giai đoạn mới trong cuộc đời. Tuy nhiên, […]