Tin tức mới cập nhật

BẬT MÍ 10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP NHẤT KHI PHỎNG VẤN XIN VIỆC

By Blog

Chuẩn bị kiến thức kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn là việc tất yếu giúp các ứng viên có thể dễ dàng kiếm được cơ hội việc làm tốt. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn sẽ luôn có những câu hỏi khiến ứng viên lúng túng khi trả lời. Tham khảo top 10 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn dưới đây để có thể giữ vững sự tự tin và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
/

1. Giới thiệu về bản thân bạn?

Để có được thiện cảm và ghi điểm từ các câu hỏi khi đi phỏng vấn xin việc, bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng. Ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.

2. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất, được các nhà tuyển dụng đưa ra nhằm mục đích thử và đánh lừa ứng viên để kiểm tra sự thật thà và thông minh. Bởi vậy, hãy tìm hiểu kỹ về công việc bạn ứng tuyển và chọn ra điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc đó. Bạn có thể trả lời về khả năng/ kỹ năng của mình trong công việc, hay những thế mạnh dựa trên tính cách được mọi người xung quanh công nhận.

Về điểm yếu, hãy bình tĩnh và khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình là gì và cho thấy rằng bạn đang cố gắng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn. Hãy cố gắng đưa ra một số điểm yếu không quá ảnh hưởng tới công việc nhé.

3. Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bạn là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì. 

Dựa vào câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ xác định được mục tiêu ứng viên đang hướng có phù hợp và có chung hướng đi với công ty hay không. Chính vì vậy, là một ứng viên thông minh bạn đừng đưa ra những mục tiêu nghề nghiệp quá xa với định hướng phát triển của công ty nhé.

4. Vì sao bạn lựa chọn công ty?

Trong câu hỏi này, bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần ham học hỏi, kiến thức và kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào. Một số lý do bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Bạn thích lĩnh vực hoạt động, sản phẩm/dịch vụ của công ty nên mong muốn được đóng góp phát triển; Hay lĩnh vực hoạt động của công ty phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.

5. Bạn biết gì về vị trí mình ứng tuyển?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã có chủ động tìm hiểu về công việc dự tuyển chưa. Vì vậy, việc chủ động tìm hiểu thông tin về tính chất công việc; sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng,… của công ty, công việc dự tuyển là điều hết sức quan trọng khi đi phỏng vấn, hãy ghi nhớ nhé.

6. Vì sao bạn ứng tuyển vị trí này?

Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn dạng này là nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu và có hiểu được công việc mình đang ứng tuyển không. Một trong những cách tốt nhất để cho thấy rằng bạn là ứng viên thích hợp đó là hãy thể hiện rằng kinh nghiệm của bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể trả lời rằng công việc phù hợp với định hướng phát triển của bản thân cũng như bạn sẵn sàng học hỏi những điều mới và mong muốn hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.

7. Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Đừng để các nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tốt với các câu hỏi phỏng vấn dạng này. Hãy trả lời thành thật một cách khéo léo và cho nhà tuyển dụng thấy rằng định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp với bạn, cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn, có cơ hội phát triển và học hỏi cao hơn để có thể cống hiến lâu dài.

8. Bạn mong muốn gì ở công ty?

Mục đích của câu hỏi này đó là để nhà tuyển dụng có thể tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty. Vì vậy, hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn về quyền lợi, chế độ đãi ngộ của công ty cho vị trí bạn ứng tuyển.

9. Mức lương bạn mong muốn?

Ở câu hỏi này, đừng đưa ra mức lương quá cao, tuy nhiên, cũng đừng vì thiếu tự tin mà để mức lương quá thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không quá thấp. Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu trước về mức lương cơ bản của vị trí mình ứng tuyển để đưa ra được mức lương phù hợp với nhà tuyển dụng nhé.

10. Bạn còn câu hỏi gì không?

Đừng quá căng thẳng về các câu hỏi phỏng vấn này, hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ.

Trên đây là 10 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc, được các công ty sử dụng nhiều nhất và một vài gợi ý nhỏ về cách trả lời giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hy vọng thông qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn tự tin hơn và có những câu trả lời thật “chất” khi bước vào phòng phỏng vấn nhé!!

 >> Đón đọc các bài viết cùng chuyên mục tại đây.

Tìm kiếm các cơ hội việc làm Marketing tại đây.

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

    Upload hồ sơ: Hỗ trợ định dạng *.doc, *.docx, *.pdf và không quá 3MB

    Cùng chuyên mục

    31

    Th8

    NHỮNG ĐẦU SÁCH MÀ BẤT CỨ AI LÀM MARKETING CŨNG CẦN PHẢI ĐỌC

    Marketing đang là lĩnh vực ngày càng hot với vô vàn cơ hội tiếp cận dành cho các bạn trẻ. Thế nhưng, cơ hội càng nhiều lại càng khó lựa chọn, càng dễ dàng lại càng khó nắm bắt. Marketing trở thành một lĩnh vực tưởng rằng “ai cũng biết”, nhưng để bắt đầu từ […]

    02

    Th8

    BẠN CẦN NHỮNG YẾU TỐ NÀO ĐỂ CÓ THỂ LÀM TRÁI NGÀNH?

    Làm trái ngành không phải là vấn đề quá xa lạ hiện nay. Lý do để các bạn trẻ lựa chọn làm việc trái ngành là nhiều vô số kể. Nhưng liệu đã có ai từng đặt ra câu hỏi: cần trang bị những yếu tố nào mới có thể làm trái ngành? Hôm nay […]

    02

    Th8

    7 TUYỆT CHIÊU PHỎNG VẤN XIN VIỆC CHO NHỮNG “TẤM CHIẾU MỚI”

    Phỏng vấn xin việc vốn là một bài kiểm tra mà bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua một vài lần trong đời. Hơn nữa, đối với các sinh viên mới ra trường thì các cuộc phỏng vấn cũng chính là một bước ngoặt mở ra giai đoạn mới trong cuộc đời. Tuy nhiên, […]